TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Tiểu đường (đái tháo đường) thai kỳ - một trong những căn bệnh về rối loạn chuyển hóa tấn công vào thời kỳ mang thai của phụ nữ - đang được quan tâm hàng đầu. Bệnh có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây.

I/ Tác Hại Của Tiểu Đường ( Đái Tháo Đường Thai Kỳ )
1. Đường huyết tăng cao làm gia tăng nguy cơ cho mẹ:
- Tiền sản giật - sản giật (tăng huyết áp sau tuần 20 của thai kỳ kèm tiểu đạm)
- Nguy cơ thai to gây sang chấn đường sinh dục khi sinh (tổn thương trực tràng, sa sàn chậu, sa bàng quang)
- Băng huyết sau sinh
- Thuyên tắc ối
- Nguy cơ bệnh đái tháo đường típ 2 sau sinh.
2. Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ còn gây ra biến chứng cho em bé như:
- Suy hô hấp sau sinh
- Hạ đường huyết sau sinh
- Vàng da sơ sinh
- Tử vong chu sinh
- Con to, sang chấn khi sinh (gãy xương đòn, kẹt vai…)
- Tăng nguy cơ béo phì và đái tháo đường khi trưởng thành (típ 1).
Lo ngại những tai biến sản khoa liên quan đến đái tháo đường thai kỳ, các hướng dẫn điều trị tại nhiều quốc gia khuyến cáo tầm soát đái tháo đường cho tất cả thai phụ ở tuần 24 – 28.

II/ Tiểu Đường Thai Kỳ Nên Ăn Gì?

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và cả sau khi chào đời. Chính vì vậy, với những sản phụ mắc phải tình trạng này cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa. Cùng với đó cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để vừa có thể kiểm soát đường huyết, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.
Những thực phẩm thai phụ nên ăn khi mắc tiểu đường thai kỳ
• Thịt nạc, cá, đậu hũ, sinh tố, các loại sữa không béo và không đường.
• Các loại thực phẩm ít gây tăng đường máu như: đậu đỗ, gạo lứt, các loại trái cây ít ngọt, củ quả, rau xanh.
• Ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo không làm tăng đường máu lên quá cao, sau khi ăn và cũng không để đường máu hạ quá thấp lúc xa bữa ăn. Trong ngày nên ăn 3 bữa chính và 1 -2 bữa ăn phụ.
 

? Lưu ý:
• Đối với phụ nữ mang thai trong 6 tháng cuối cần tăng thêm 350 Kcal/ngày so với bình thường.
• Đối với phụ nữ đang cho con bú cần tăng thêm 550 Kcal/ngày so với người bình thường.
Những thực phẩm thai phụ nên giảm bớt:
• Các loại thực phẩm gây tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt,...
• Khi bị tiểu đường thai kỳ cần giảm ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như: thịt nguội, đồ hộp, mì gói, cháo,...
• Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan, thận),...
• Thai phụ cũng cần giảm uống nước ngọt, nước ép trái cây ngọt, chè đặc, rượu bia, cà phê,...
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đường huyết trong thai kỳ. Thông qua đó làm hạn chế các ảnh hưởng không tốt do tình trạng tiểu đường thai kỳ có thể gây ra với sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của em bé trong bụng mẹ và sau khi chào đời.

Hệ thống Phòng Khám 936 Trương Định
Đồng hành cùng mẹ - Sẵn sàng đón bé
Cơ sở 1 : 936 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội
Cơ sở 2 : N8BT1 Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội ( gần thời trang NEM )
Cơ sở 3 : NV1-3 Lô 23 Ngõ 885 Tam Trinh khu đô thị Gelexia, Hoàng Mai, Hà Nội
☎️Hotline : 090.813.4884 - 0243.864.6502

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây