SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TUẦN 1

Thai nhi trong tuần đầu tiên của thai kỳ vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự rõ ràng về hình dạng và kích thước, tuy nhiên bác sĩ vẫn tính đây là một phần của quá trình hình thành thai nhi. Thực chất tuần đầu tiên của thai kỳ chính là tuần nguyệt san của mẹ.

1. Sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi

Kỳ thực sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi không có gì khác biệt nhiều so với bình thường, phải mất vài tuần sau đó thì thai nhi mới được hình thành. Nhưng không vì thế mà tuần đầu tiên ít quan trọng, bởi đây là thời điểm cho mẹ lên kế hoạch và chuẩn bị cho 1 thai kỳ khỏe mạnh.

Ngày dự sinh của thai nhi thường được tính là 40 tuần kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những người sinh muộn sẽ có thai kỳ kéo dài đến 42 tuần.

2. Sự thay đổi trên cơ thể người mẹ ở tuần thai thứ nhất

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận biết rằng bạn đang trong tuần đầu tiên của thai kỳ:

- Trễ kinh (nếu bạn là người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn) 
Trễ kinh là dấu hiệu dễ nhận thấy khi bạn mang thai
- Nhiệt độ cơ thể tăng
- Bầu vú có dấu hiệu cương, sưng, nhũ hoa chuyển màu sậm
- Thấy khó chịu với nhiều mùi
- Rối loạn thần kinh, tính khí dễ thay đổi thất thường
- Đi tiểu nhiều hơn trong ngày

3. Thụ thai diễn ra như thế nào?

Sự thụ thai thường diễn ra âm thầm và không có biểu hiện ra bên ngoài. Trứng sẽ mất khoảng một thời gian ngắn để tách ra khỏi buồng trứng, trong khoảng thời gian từ 12-24 tiếng, trứng sẽ di chuyển từ buồng trứng đến ống dẫn trứng. Tại đây, tinh trùng sẽ gặp được trứng và bắt đầu sự thụ tinh. Sức sống của tinh trùng thường dẻo dai hơn trứng, và những tinh trùng đó phải thật sự khỏe mạnh và nhanh nhất mới có thể vượt qua được chặng đường đầy gian nan để đến được ống dẫn trứng.

Vào thời điểm trứng thụ tinh và làm tổ trên thành tử cung, bạn có thể bị chảy một ít máu, được gọi là máu báo thai. Tuy nhiên cần phân biệt máu báo thai và máu kinh để tránh nhầm lẫn.
 

4. Mẹ bầu nên làm gì trong tuần thai thứ nhất?

Bổ sung vitamin:

Việc bổ sung vitamin trong thời gian thai kỳ là chìa khóa giúp bạn và thai nhi luôn khỏe mạnh, đặc biệt là acid folic. Lượng dùng khuyến cáo cho mẹ bầu là 400 microgam axit folic mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn bổ sung acid folic trước khi mang thai sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe quan trọng đối với mẹ và bé, bao gồm giảm nguy cơ sảy thai, dị tật tim bẩm sinh, tiểu đường thai kỳ và sinh non.

Lưu ý về việc sử dụng thuốc:

Nếu bạn đang sử dụng thuốc theo toa, hoặc thảo dược, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa sản về việc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai càng sớm càng an toàn bởi vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi. Ngay cả các loại thảo mộc mà bạn đã nghe nói hữu ích trong khi mang thai cũng có thể gây nguy hiểm ở những thời điểm khác nhau trong chín tháng tới. Bạn cũng nên hỏi bác sĩ những câu hỏi sau:

  • Có nên tiếp tục uống các loại thuốc theo toa hoặc không kê đơn trong thời gian đầu mang thai hay không?
  • Nên chuẩn bị hoặc làm gì trước khi mang thai?
  • Các loại bệnh nào cần tiêm chủng phòng ngừa trước khi mang thai?

Từ bỏ thói quen hút thuốc lá:

Chẳng bao giờ là quá sớm (hoặc muộn) để từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Hút thuốc làm giảm nghiêm trọng khả năng sinh sản của bạn và có thể gây hại cho thai nhi chưa chào đời. Hút thuốc trong thời gian thụ thai làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung và hút thuốc liên tục có thể làm tăng nhiều biến chứng thai kỳ, bao gồm cấy ghép bất thường hoặc bong nhau thai sớm, vỡ ối sớm và sinh non. Trong trường hợp bạn là người khó có thể từ bỏ thuốc lá, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra các biện pháp an toàn cho việc dừng hút thuốc.

Khám sức khỏe định kỳ:

Bạn nên đến các phòng khám sản phụ khoa để kiểm tra sức khỏe thường xuyên và khám thai định kỳ
Bạn nên đến các phòng khám sản phụ khoa để kiểm tra sức khỏe thường xuyên và khám thai định kỳ. Trong lần đầu khám, bạn sẽ tìm hiểu về những mối nguy di truyền, môi trường và lối sống có thể gây nguy hiểm cho khả năng sinh sản và em bé của bạn. Để chuẩn bị cho việc kiểm tra định kỳ, bạn nên tìm hiểu và nắm rõ những thông tin về chu kỳ kinh nguyệt của bạn, danh sách các loại thuốc bạn đang dùng, bất kỳ tình trạng mãn tính nào bạn có và tiền sử sức khỏe gia đình.

Lưu ý khi ăn các loại hải sản:

Bạn nên tuyệt đối tránh tiêu thụ các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá ngừ xanh, cá thu,...Những loại cá này có ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi.

Luôn giữ trạng thái thư giãn trong suốt thai kỳ:

Mẹ bầu có thể làm bất cứ điều gì miễn bạn cảm thấy thật sự thoải mái và thư giãn. Những phương pháp thư giãn như tập thiền, yoga, đọc sách, nghe nhạc,... Sự căng thẳng không những làm ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn mà còn làm giảm khả năng sinh sản.

5. Có nên quan hệ tình dục trong tuần đầu của thai kỳ không?

Đa số các mẹ bầu đều khó có thể nhận ra mình đang mang thai tuần đầu tiên mà chỉ nghĩ rằng ngày “đèn đỏ” tới trễ hơn bình thường. Chính vì vậy mà nhiều phụ nữ vẫn làm “chuyện ấy” trong tuần đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, việc quan hệ tình dục trong lúc này không ảnh hưởng nhiều tới thai nhi. Bởi vì em bé trong bụng mẹ được nằm trong tử cung, xung quanh bao bọc bởi dịch ố i- được coi là môi trường tốt giúp bảo vệ bé khỏi những sang chấn. Thậm chí, khi mẹ bầu đạt cực khoái, thai nhi sẽ cảm thấy thư giãn như đang được ru ngủ.

Một điều lưu ý rằng, quan hệ tình dục trong thai kỳ, đặc biệt là tuần đầu tiên đều không gây sảy thai như những lời đồn thổi khiến bạn lo lắng. Vì vậy, hãy yên tâm tham gia vào các “cuộc vui” nếu bạn thấy thích thú trong thời gian thai nghén.

Hệ thống Phòng Khám 936 Trương Định
Đồng hành cùng mẹ - Sẵn sàng đón bé
Địa chỉ: 936 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội
☎️Hotline : 090.813.4884 - 0243.864.6502


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây