SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TUẦN 8

Ở tuần thai thứ 8, mẹ bầu đang ở tháng thứ 2 của thai kỳ và bụng của mẹ bầu có thể chưa lộ rõ nhưng đã có thể cảm nhận được rằng mình thường xuyên mệt mỏi và có hiện tượng ốm nghén - đây là dấu hiệu của việc em bé đang phát triển nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu về những điều cần biết ở tuần thai thứ 8.

1. Hình dáng, nhịp tim và chuyển động của bé ở tuần thứ 8

Ở tuần thai thứ 8, con bạn sẽ được coi là thai nhi và đang trong quá trình phát triển khuôn mặt. Nếu có thể nhìn kỹ, bạn sẽ thấy được sự hình thành của môi trên, mũi và mí mắt.

Ở giai đoạn này, cơ thể thai nhi cũng đang dần duỗi thẳng và đuôi đã dần biết mất. Các ngón chân và ngón tay, dù vẫn có màng dính, đã bắt đầu chia ra. Đến cuối tuần thứ 8, thai nhi đã có thể dài đến 11.6 mm. Tim của thai nhi ở tuần thứ 8 thường đập từ 150 - 170 nhịp/phút, gấp đôi nhịp tim của mẹ. Mặc dù bạn không cảm thấy, thai nhi cũng đã bắt đầu chuyển động người và chân tay.

2. Những thay đổi ở mẹ bầu

Tình trạng ốm nghén: Khoảng 75% phụ nữ khi mang thai có các triệu chứng của việc ốm nghén. Cảm giác buồn nôn và nôn có thể xảy ra nhiều lần trong ngày và bạn sẽ không muốn ăn. Việc ốm nghén không có nghĩa rằng con bạn đang có điều gì bất thường và cảm giác buồn nôn thường sẽ không còn ở tuần thai thứ 12 - 14.

Mệt mỏi: Đây là một cảm giác mà hầu hết các bà mẹ sẽ thấy trong thai kỳ đầu do các thay đổi về nội tiết tố và sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Hãy nghỉ ngơi nhiều hơn và ăn uống điều độ để cảm thấy khỏe mạnh.

Khoảng 75% phụ nữ khi mang thai có triệu chứng của việc ốm nghén

Tăng tiết dịch âm đạo: Lượng estrogen tăng đồng nghĩa với việc dịch âm đạo được tiết ra nhiều hơn bình thường. Dịch âm đạo ngăn cho đường sinh không bị nhiễm khuẩn, vậy nên bạn không cần quá lo lắng nếu điều này xảy ra.

Tình trạng đầy hơi và táo bón: Bạn sẽ cảm thấy đầy hơi do đường tiêu hoá của bạn hoạt động chậm lại và có thể xuất hiện tình trạng táo bón. Hãy ăn đồ ăn có chất xơ để dễ tiêu hoá hơn.

3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

  • Hiểu rõ dấu hiệu sớm khi mang thai, ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.
  • Khám thai lần đầu kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm/ quá muộn.
  • Sàng lọc dị tật thai nhi từ tuần thứ 9 hoặc tuần thứ 12 phát hiện những dị thật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp sớm.
  • Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để can thiệp giữ thai kịp thời.
  • Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh
Hệ thống Phòng Khám 936 Trương Định
Đồng hành cùng mẹ - Sẵn sàng đón bé
Địa chỉ: 936 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội
☎️Hotline : 090.813.4884 - 0243.864.6502

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây