Sang tuần thứ 5 của thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển một cách mạnh mẽ, kích thước lúc này đã có sự tăng trưởng đáng kể, dài khoảng 6mm, và trông giống hình dạng của một chú nòng nọc nhỏ.
Trong tuần này, hệ thần kinh và hệ tuần hoàn bắt đầu phân hóa, các cơ quan khác cũng phát triển mạnh. Túi phôi hình thành mầm phôi ba lá, bao gồm ngoài, trong và giữa:
Điểm nổi bật trong sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi là hình thành hệ thống tuần hoàn từ mesoderm, vì vậy nhịp tim của bé đã xuất hiện và có tần suất từ 100-160 nhịp/phút, gấp đôi nhịp tim của người lớn. Thêm vào đó, các đường nét trên khuôn mặt bé bắt đầu rõ dần, phần đầu phía sau sẽ phát triển nhanh hơn so với phía trước. Hầu như sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ năm đều tập trung vào não với khoảng 100 tế bào não được hình thành trong mỗi phút. Chính vì vậy mà mẹ sẽ thường có cảm giác đói bụng, hay cồn cào vì cơ thể bạn cần nhiều nguồn năng lượng hơn để cung cấp và hỗ trợ sự phát triển cho bé yêu. Ngoài ra, các tuyến sinh dục của thai nhi cũng bắt đầu hình thành, nhưng chúng ta vẫn chưa thể xác định được giới tính của bé mà phải đợi thêm một thời gian nữa.
Khi mẹ bầu bước sang tuần thứ 5, các cơ quan như tim mạch, hệ thần kinh và huyết quản của thai nhi hết sức mẫn cảm và dễ bị tổn thương nếu chịu phải những tác động mạnh, vì vậy rất dễ dẫn tới dị tật bẩm sinh. Bạn nên thật sự thận trọng trong giai đoạn nhạy cảm này, đặc biệt không nên tiếp xúc với các tia phóng xạ hoặc tia X-quang, không nên vận động quá mạnh, tránh bị cảm cúm và không sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:
Như đã nói ở trên, tim thai ở tuần thứ 5 đã xuất hiện do hệ thống tuần hoàn được hình thành từ mesoderm. Thông qua hoạt động của tim thai, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé.
Tim thai ở tuần thứ 5
Một số người khi đi khám thai ở tuần này nhưng chưa phát hiện tim thai của bé thì cũng nên bình tĩnh. Bạn có thể đợi khoảng 1 hoặc 2 tuần nữa vì mỗi bé sẽ phát triển khác nhau. Xét theo trường hợp của mỗi bé, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng xử lý phù hợp.
Để có thể đưa ra kết luận chính xác rằng thai nhi 5 tuần tuổi đã vào tử cung hay chưa thực sự rất khó nói. Bởi vì thời điểm thai “làm tổ” trong buồng tử cung của mỗi phụ nữ là khác nhau, và không có thời điểm nào là cụ thể.
Theo các nghiên cứu cho thấy, trong quá trình thụ tinh, có tới 250 triệu tinh trùng được phóng thích trong mỗi lần xuất tinh để đi tìm trứng. Chỉ có 1 tinh trùng khỏe mạnh nhất và nhanh nhất mới có thể gặp trứng để thụ tinh và tạo thành hợp tử. Lúc đó, quá trình thụ thai mới chính thức được bắt đầu.
Thông thường, quá trình thai làm tổ ổn định trong buồng tử cung của người phụ nữ sẽ mất khoảng 7-10 ngày, tuy nhiên, có một số người lại lên đến 13-15 ngày. Vì thế mà việc xác định thời điểm rụng trứng là rất khó. Bác sĩ sản phụ khoa thường tính tuổi thai dựa vào ngày đầu của kỳ kinh cuối. Cách tính này có thể làm xê dịch khoảng 1-2 tuần, do đó, nhiều mẹ bầu được tính là thai 5 tuần tuổi nhưng vẫn chưa vào tử cung.
Nhìn chung, không có con số cụ thể nào để xác định thai nhi 5 tuần đã vào tử cung hay chưa.
Dưới đây là một vài nguyên nhân chính khiến cho thai vào tử cung muộn hơn so với bình thường, bao gồm:
Khi thai đã vào tử cung, chị em có thể thấy xuất hiện những dấu hiệu sau:
Một số dấu hiệu cho thấy thai đã vào tử cung
Tăng nhiệt độ của cơ thể: Do cơ thể người mẹ phải tạo nhiều máu hơn trong thời gian này, lưu lượng máu chảy cũng tăng nhanh, thêm vào đó quá trình trao đổi chất cũng diễn ra nhiều hơn để cung cấp các chất dinh dưỡng và oxi cho bé.
Ra máu báo thai: khi hợp tử di chuyển thành công vào tử cung và làm tổ ở đó, bạn có thể sẽ thấy vùng kín ra chút máu màu hồng nhạt hoặc nâu đậm, kèm theo đau tức bụng dưới. Hiện tượng này khiến nhiều người lầm tưởng và nghĩ rằng kỳ kinh nguyệt sắp diễn ra.
Cơ thể mệt mỏi: là do hormone hCG, progesterone và estrogen tăng cao sau khi trứng thụ tinh thành công. Sự thay đổi đột ngột này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.
Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như buồn nôn, nôn, chán ăn, nhạy cảm với mùi, chậm kinh.
Những tháng đầu tiên của thai kỳ là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của bé, bạn nên tham khảo những lời khuyên dưới đây:
3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để giúp thai nhi tuần thứ 5 phát triển tốt, mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn