SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TUẦN 9

Ở tuần thứ 9, mẹ bầu đang trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ và thai nhi chỉ lớn bằng quả nho. Lúc này, thai nhi đã bắt đầu có đầy đủ các bộ phận và càng ngày càng có hình dáng một em bé.

1. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 9

Ở giai đoạn này, thai nhi đã dài gần 2.3cm, nặng khoảng 20g và sẽ tăng cân nhanh chóng. Đầu của thai nhi vẫn có kích thước lớn hơn thân nhưng sẽ trở nên cân đối hơn trong các tuần tiếp theo.

Trong tuần thứ 9, đuôi của thai nhi đã biến mất và được thay thế bằng hai chân và các ngón chân đã xuất hiện. Cả 4 ngăn tim đã được hình thành và các nội tạng khác đang được phát triển. Một số cơ nhỏ ở chân và tay đã được hình thành, vì vậy thai nhi sẽ có những cử động ngẫu hứng. Những chiếc răng sữa nhỏ và xương hàm cũng đang được hình thành. Trong tuần tiếp theo, răng sẽ cứng hơn và nối với xương hàm.

Trong tuần thứ 9, đuôi của thai nhi đã biến mất, được thay thế bằng hai chân và các ngón chân đã xuất hiện

Nếu mẹ bầu đi siêu âm ở tuần thứ 9, bác sĩ sẽ chưa thể xác định được giới tính của bé nhưng sẽ có thể thấy được một số cử động rất nhỏ của bé. Ở giai đoạn này, bạn cũng có thể nghe được nhịp tim của bé nếu thực hiện siêu âm Doppler. Bạn cũng đừng lo lắng nếu chưa thể nghe thấy nhịp tim lúc này, bé có thể đang quay lưng và “trốn”.
 

2. Những thay đổi ở mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 9

Mệt mỏi: Ở tuần thai này, mẹ bầu sẽ vẫn cảm thấy mệt mỏi. Cơ thể của mẹ đang nỗ lực hình thành nhau thai để cung cấp dinh dưỡng cho bé và điều này sẽ mất rất nhiều sức lực. Hơn nữa, tốc độ chuyển hoá và lượng hoóc-môn đang tăng cao, dẫn đến việc giảm huyết áp và đường huyết, gây nên cảm giác mệt mỏi trầm trọng. Cảm giác mệt mỏi này sẽ giảm dần khi nhau thai được hình thành một cách hoàn thiện.

Ở tuần thai thứ 9, mẹ bầu sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi do cơ thể đang nỗ lực hình thành nhau thai để cung cấp dinh dưỡng cho bé

Thường xuyên đi tiểu: Bạn có thể phải đi tiểu rất nhiều lần trong ngày và đây là một hiện tượng thường gặp. Hoóc-môn hCG tăng lượng máu được đưa đến thận và làm tăng chức năng lọc cặn bã của thận, do vậy bạn sẽ cảm thấy mình phải đi tiểu nhiều hơn. Việc thai nhi đang phát triển và chèn ép vào bàng quang cũng có thể làm giảm khả năng chứa tiểu.

Cảm giác đau và khó chịu ở ngực: Khi mang thai, ngực của bạn sẽ dần to lên và tạo ra cảm giác đau hoặc khó chịu do cơ thể bạn đang chuẩn bị tạo ra sữa cho em bé. Cảm giác đau sẽ giảm nhiều sau thai kỳ đầu và ngực bạn sẽ trở lại bình thường sau quá trình sinh đẻ.

Ngoài ra, các hiện tượng đầy hơi và táo bón sẽ tiếp tục như ở tuần thai trước. Hãy tiếp tục nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, ngủ nhiều hơn để đảm bảo sức khoẻ.

3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

  • Hiểu rõ dấu hiệu sớm khi mang thai, ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.
  • Khám thai lần đầu kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm/ quá muộn.
  • Sàng lọc dị tật thai nhi từ tuần thứ 9 hoặc tuần thứ 12 phát hiện những dị thật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp sớm.
  • Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để can thiệp giữ thai kịp thời.
  • Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh.

Hệ thống Phòng Khám 936 Trương Định
Đồng hành cùng mẹ - Sẵn sàng đón bé
Địa chỉ: 936 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội
☎️Hotline : 090.813.4884 - 0243.864.6502

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây