SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TUẦN 22

Thai nhi ở tuần 22 đã hình thành hết các hệ thống bên trong có thể, bao gồm các hoóc môn sẽ cung cấp cho các cơ quan của bé những mệnh lệnh để hoạt động và các dây thần kinh bé đã hoạt động, do đó bé có thể cảm thấy, ngửi và trải nghiệm tất cả các loại cảm giác khác nhau. Cơ quan sinh dục của thai nhi cũng đang phát triển, đối với bé trai, tinh hoàn đã bắt đầu hạ xuống bìu và với các bé gái, tử cung, buồng trứng và âm đạo đã ở đúng vị trí giải phẫu.

1. Những thay đổi ở sản phụ khi thai 22 tuần

Bây giờ sản phụ có thể cảm thấy đỉnh tử cung của bạn khoảng 2cm ở phía trên rốn của mình. Đây là thời điểm được nhiều sản phụ mô tả là thời điểm thoải mái nhất trong suốt thời gian mang thai.

Sản phụ có thể nhìn thấy những nốt nhỏ như mụn ở quầng vú. Chúng được gọi là những nốt Montgomery và chúng tiết ra chất bôi trơn dạng dầu giúp nuôi dưỡng đầu vú và làm mềm chúng. Đừng chà xát quá mạnh bằng xà phòng khi tắm và đừng nghĩ cần phải dùng kem trị mụn để loại bỏ những nốt sần này.

Đừng quá lo lắng nếu cảm thấy lúc nào cũng thích nuốt nước bọt. Tiết nước bọt quá độ là một triệu chứng thường gặp ở tuần thứ 22 của thai kỳ và mặc dù nó có thể gây khó chịu, điều này không có nghĩa là có gì không ổn. Hãy thử kẹo cao su, ngậm kẹo bạc hà và đem theo khăn giấy để thấm nước bọt nếu cần.

Nếu bạn thấy khó chịu vì triệu chứng tiết nước bọt quá độ hãy thử kẹo cao su, ngậm kẹo bạc hà

Ngoài ra, sản phụ có thể gặp nhiều cơn đau đầu hơn trong tuần này, vốn có thể ảnh hưởng đến công việc và khả năng tập trung của bạn. Hãy tìm hiểu nguyên nhân. Đối với nhiều phụ nữ, đó có thể là do chocolate, caffeine, phơi nắng, không uống đủ nước hoặc có lượng đường huyết thấp do ăn không thường xuyên. Nếu nằm nghỉ không giúp được, hãy kiểm tra với bác sĩ hoặc dược sĩ để xem loại thuốc nào có thể sử dụng an toàn.
 

2. Sự phát triển của thai nhi tuần 22

Ở tuần 22, thai nhi đã khoảng 29 cm và nặng khoảng 476 gram.

Thai nhi trông giống như một đứa trẻ sơ sinh nhưng nhỏ hơn nhiều. Nhiều sự phát triển sẽ tiếp tục diễn ra trong 18 tuần tới. Da bé sẽ xuất hiện nếp nhăn, điều này là do em bé chưa tăng cân đủ để lấp đầy da. Môi cũng trở nên khác biệt hơn. Đôi mắt đã hoàn toàn hình thành, nhưng mống mắt vẫn còn thiếu sắc tố. Mí mắt và lông mày được đặt đúng chỗ và tuyến tụy đang tiếp tục trưởng thành.

Cảm giác rung động ban đầu thường rất tinh tế và nhiều bà bầu có thể không cảm nhận được rõ nếu như họ quá bận rộn, năng động. Nhưng khi thai nhi bắt đầu phát triển, sau tuần thứ 22, chuyển động của em bé sẽ trở nên mạnh hơn. Nó sẽ không kéo dài lâu nhưng với tần suất nhiều hơn.

Vị trí của nhau thai có thể tạo sự khác biệt về cách thức và thời điểm bạn cảm nhận được những cử động của em bé. Nếu nhau thai nằm ở phía trước (nhau thai trước), thì thường thai máy nhiều vào ban đêm.

Nếu bà mẹ không cảm thấy bất kỳ chuyển động nào từ em bé sau 22 tuần, hãy liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ nghe nhịp tim và thực hiện một số xét nghiệm để xác định tình hình của thai nhi.

Một khi đã nhận thấy thai máy, sản phụ sẽ ngày càng nhận thấy triệu chứng này càng ngày càng rõ ràng hơn. Mỗi thai nhi sẽ có thời gian nghỉ ngơi và hoạt động riêng. Lời khuyên cho các bà mẹ đó là hãy cố gắng theo dõi các chuyển động của bé mỗi ngày để nhận ra các khuôn mẫu của bé (lịch trình thức – ngủ). Bằng cách này, sản phụ sẽ so sánh được nếu thai nhi có triệu chứng di chuyển ít hơn so với bình thường.

Nhìn chung thai nhi ở 22 tuần thường đã biết nhào lộn, đạp, đá hoặc huých cùi chỏ vào bụng mẹ. Nếu người khác chạm tay vào bụng bà bầu thì cũng có thể cảm nhận được.

Thai nhi ở tuần 22 thường đã biết nhào lộn, đạp, đá hoặc huých cùi chỏ vào bụng mẹ

3. Sản phụ nên có kế hoạch gì cho tuần này?

Nếu chưa sắp xếp các lớp đào tạo về sinh nở, thì đã đến lúc sản phụ và người nhà cần tham gia các lớp tiền sản. Các lớp tiền sản về sinh nở sẽ cung cấp thông tin chính xác về những gì sản phụ mong đợi trong quá trình chuyển dạ và sinh nở:

  • Các chuyên gia sẽ dạy các kỹ thuật thư giãn để sử dụng trong quá trình chuyển dạ.
  • Những lưu ý bà bầu cần biết trong 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Lời khuyên giảm nghén trong 3 tháng đầu.
  • Dinh dưỡng trong thai kỳ: Bổ sung vitamin bằng thực phẩm chức năng và chế độ ăn hằng ngày, những thực phẩm nên và không nên trong thai kỳ.
  • Các bệnh lý bà bầu hay gặp phải trong thai kỳ.
  • Cách sử dụng thuốc trong thai kỳ.
  • Các bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu trong thai kỳ.
  • Hướng dẫn cách rặn thở khi sinh.
  • Chăm sóc bé sơ sinh: Tắm bé, hướng dẫn tư thế bú, hướng dẫn xử trí khi trẻ bị sặc sữa, hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ....

Sản phụ cố gắng hoàn thành lớp học vào cuối tuần thứ 37 của thai kỳ, để đảm bảo sản phụ có thể hoàn thành lớp học trước khi bắt đầu chuyển dạ.

4. Lời khuyên để cho thai kỳ khỏe mạnh hơn

Nhiều phụ nữ bắt đầu lo lắng về sinh non, đặc biệt là nếu họ bắt đầu bị đau bụng dưới, đau lưng âm ỉ, áp lực ở vùng xương chậu, chuột rút và thay đổi dịch tiết âm đạo. Những triệu chứng này có thể là bình thường hoặc chỉ ra chuyển dạ sinh non. Hiện tại có một số xét nghiệm có thể được thực hiện để xác định chính xác những gì đang diễn ra với sản phụ.

Kiểm tra fibronectin của bào thai được sử dụng để loại trừ sinh non. Nó thường không hữu ích cho phụ nữ có nguy cơ sinh non thấp, nhưng nó có thể cung cấp thông tin có giá trị cho phụ nữ có dấu hiệu hoặc triệu chứng của sinh non hoặc những người có nguy cơ sinh non cao. Tuy nhiên, protein này biến mất sau 22 tuần và không xuất hiện trở lại cho đến 38 tuần. Nếu protein này được tìm thấy trong dịch tiết âm đạo của sản phụ mang thai hơn 22 tuần nhưng dưới 38 tuần, thì có nguy cơ sinh non. Nếu không có protein này, thì sản phụ có nguy cơ thấp sinh non và sẽ không sinh trong hai tuần tới. Kiểm tra fibronectin của bào thai là một thủ tục đơn giản. Xét nghiệm này không gây ra nguy cơ sẩy thai hoặc các biến chứng thai kỳ khác. Không cần phải làm bất cứ điều gì đặc biệt để chuẩn bị cho bài kiểm tra fibronectin của bào thai nhưng tốt nhất là tránh quan hệ tình dục trong 24 giờ trước khi xét nghiệm.

Hệ thống Phòng Khám 936 Trương Định
Đồng hành cùng mẹ - Sẵn sàng đón bé
Địa chỉ: 936 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội
☎️Hotline : 090.813.4884 - 0243.864.6502

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây