Ở tuần 29, bé đạp thường xuyên hơn, và đây là dấu hiệu tốt cho thấy bé của mẹ đang rất ổn. Bác sĩ sẽ khuyên mẹ đếm số lần bé đạp mỗi ngày với những thông tin cụ thể. Mẹ hãy đếm số lần đạp của bé để kiểm tra, như có thói quen đếm số lần bé đạp hai lần một ngày, sáng và tối.
Trong tuần thai này, em bé đang có chiều dài khoảng 39.3 cm, và nặng chừng 1,239 kg (gần bằng một quả bưởi). Suốt giai đoạn này, bé sẽ tích đủ số cân bằng một nửa trọng lượng lúc sinh. Cơ bắp và phổi của bé đang tiếp tục trưởng thành. Sự tăng trưởng của thai nhi khiến mẹ đói bụng hơn, do bé cần nhiều dinh dưỡng hơn để phát triển.
Khi thai kì của mẹ đang tiến dần đến cuối tháng thứ bảy, thời khắc mẹ được ôm bé trong vòng tay đang ở rất gần rồi. Bé đang trưởng thành với tốc độ rất nhanh và cực kì năng động trong bụng mẹ. Mẹ sẽ thấy bé đạp và đập rất nhiều lần trong ngày do bạn ấy đang luyện các cơ. Do não đang phát triển rất nhanh, đầu bé chiếm một phần đáng kể tổng khối lượng cơ thể. Vào tuần thứ hai mươi chín, em bé thường nằm dọc bụng mẹ với đầu hướng xuống tử cung.
Đầu của bé đang tăng kích thước để phù hợp với bộ não đang phát triển từ tuần trước và tiếp tục trong tuần này. Bé bắt đầu tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Thính lực cải thiện, cơ bắp và phổi tiếp tục trưởng thành. Da bé càng lúc càng mượt mà hơn và mất phần lông nhung. Tuỷ sống bắt đầu sản xuất hồng cầu. Bé cũng có thể nhắm và mở mắt.
Cân nặng tăng mẹ trong tuần này trung bình vào khoảng 8,6 đến 11,3 kg. Lượng calo khuyến cáo nạp vào trong giai đoạn này là 2.400 kcal một ngày, cao hơn mức khuyến cáo nói chung tầm 500 kcal một ngày.
Mức hóc môn trong thai kì cũng khiến mẹ dễ tăng cân hơn. Mẹ còn có thể bị đau ngực và suy giãn tĩnh mạch.
Vào tuần thai thứ hai mươi chín, bụng của mẹ càng lúc càng lớn và nhô ra, mẹ sẽ rất khó nhìn thấy bàn chân của mình. Bề cao tử cung từ 26 đến 35 cm, lượng nước ối tăng lên vào khoảng 9 cm xung quanh rốn của mẹ.
Ngực của mẹ lớn hơn, khiến mẹ phải chọn áo ngực phù hợp. Những triệu chứng khác mẹ có thể gặp khi thai 29 tuần bao gồm:
Điều quan trọng nhất là có chế độ ăn cân bằng và lành mạnh. Em bé đang lớn dần, vì vậy, khoảng 250 miligram canxi từ chế độ ăn của mẹ sẽ được nạp vào hệ xương đang phát triển của bé, bé cũng cần canxi để phát triển dây thần kinh, hệ cơ, trái tim và răng. Nếu mẹ không nạp đủ canxi, bé sẽ lấy canxi từ xương của mẹ, gây hậu quả là tăng huyết áp và nhẹ cân lúc sinh. Hãy ăn những thức ăn giàu canxi như sữa chua ít béo, sữa hạnh nhân hoặc sữa đậu nành, đậu hũ, cá mòi, quả sung khô, bông cải xanh. Bên cạnh đó, mẹ hãy uống thật nhiều nước, đây là điều thiết yếu. Những bài tập vừa phải như đi bộ hoặc bơi khoảng 30 phút sẽ kích thích hoạt động của ruột.
Do sự phát triển nhanh của em bé, hãy đảm bảo mẹ nạp đủ dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, Folic, đạm, sắt và canxi. Sắt rất quan trọng trong khi mang thai. Thiếu máu thiếu sắt là một vấn đề phổ biến với các thai phụ, vì vậy mẹ hãy ăn những thức ăn giàu sắt như thịt bò, cá, đậu, đậu lăng và gà tây.
Nếu mẹ bị chảy máu ở bất kì giai đoạn nào trong thai thì hãy đến bệnh viện ngay, cũng như hỏi bác sĩ về những dấu hiệu của sinh non mẹ cần lưu ý.
Ở tuần thai thứ 29 là lúc mẹ bầu bắt đầu bước vào tam cá nguyệt thứ 3, đây là giai đoạn đầy thách thức về cả thể chất và tinh thần trong cả quãng đường mẹ ấp ủ bé. Mẹ cũng đang tiến dần đến thời điểm chuyển dạ, với rất nhiều điều mẹ cần biết và chuẩn bị tinh thần để đón nhận. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé thì thai phụ cần nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ, phân biệt các cơn gò sinh lý để đến bệnh viện kịp thời.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn