SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TUẦN 24

Thai nhi đã có thể sống sót nếu phải sinh ở tuần 24, tuy nhiên vẫn cần sự trợ giúp của máy thở nếu việc sinh nở phải diễn ra. Trong tuần thai này, làn da của em bé nhăn nheo, nhưng những nếp nhăn này đang được lấp đầy và làm mờ đi khi thai nhi phát triển mỡ tích tụ bên dưới da. Khi bụng to lên, sản phụ có thể nhận thấy các vết rạn hình thành trên bụng và những vết rạn này sẽ mờ dần sau khi sinh. Từ nay đến tuần 28, bác sĩ sẽ xét nghiệm sàng lọc glucose để kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ.

1. Những thay đổi đang xảy ra với cơ thể của sản phụ?

Ở tuần thứ 24 của thai kỳ, sản phụ có thể cảm thấy đỉnh tử cung cách rốn khoảng 5cm. Vùng da ở bụng và ngực bị kéo căng, có thể khiến những vùng này cảm thấy ngứa ngáy, ngoài ra da ngứa có thể do da bị khô. Nếu đang bị ngứa và/hoặc khô da, sản phụ hãy sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng da. Mắt cũng có thể cảm thấy nhạy cảm và khô hơn trong khi mang thai, do đó, sản phụ có thể làm giảm bớt một số khó chịu này bằng cách sử dụng nước mắt nhân tạo để giữ ẩm cho mắt.

Tuần này sản phụ sẽ bị chứng co thắt Braxton Hicks thường xuyên hơn. Những cơn co thắt này khiến cho tử cung co cứng lại vào những lúc bất chợt. Đừng lo lắng trừ khi quá đau, hay các cơn co thắt diễn ra thường xuyên, hoặc bắt đầu bị đau lưng dưới. Đặc biệt, sản phụ sẽ bị chứng này nhiều hơn sau mỗi lần cúi người xuống, đứng thẳng lên, sau khi quan hệ tình dục và khi leo cầu thang.

Sẽ có nhiều thay đổi diễn ra trong hệ thống đường tiêu hóa, thật không dễ chịu gì. Chứng táo bón khi mang thai là triệu chứng dai dẳng với các sản phụ và cảm thấy như mình đang dành quá nhiều thời gian cho việc đi đại tiện. Nhớ uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có nhiều chất xơ, và cố gắng tập thể dục hàng ngày.
 

2. Sự phát triển của thai nhi tuần 24

Thai nhi 24 tuần tuổi nặng bao nhiêu kg? Ở tuần thứ 24, thai nhi đã dài hơn 32 cm và nặng khoảng 665 g. Bộ não của thai nhi đang phát triển nhanh chóng vào thời điểm này. Vị giác cũng đang hình thành và phổi ngày càng phát triển và phức tạp hơn. Các nhánh chính của phổi đang bắt đầu hình thành cũng như các tế bào đặc biệt sẽ tạo ra chất hoạt động bề mặt hay còn gọi là surfactant, đây là chất cần thiết cho phế nang dễ dàng phồng lên. Những đứa trẻ được sinh ra sớm thường khó thở vì những tế bào này không có đủ thời gian để phát triển hoặc tạo ra không đủ chất hoạt động bề mặt cần thiết.

Ở tuần 24, thai nhi đã dài hơn 32 cm và nặng khoảng 665 gram

3. Sản phụ nên có kế hoạch gì cho tuần này?

Từ 24 đến 28 tuần, hầu hết các bác sĩ sẽ chỉ định sẽ thực hiện xét nghiệm sàng lọc glucose để phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai kỳ là đái tháo đường thai kỳ là tình trạng liên quan đến tăng glucose máu của mẹ với mức độ thấp hơn đái tháo đường mang thai (đái tháo đường rõ) và làm tăng nguy cơ các kết cục sản khoa bất lợi. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đường có trong nước tiểu của sản phụ
  • Khát nước bất thường
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn.

Khoảng 2-5% của tất cả các bà mẹ có nguy cơ sẽ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ. Các bác sĩ kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ giữa tuần thứ 24 và 28 vì nhau thai đang sản xuất một lượng lớn hormone có thể gây kháng insulin. Nếu kết quả xét nghiệm lại vẫn ở mức tăng cao, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để xác nhận chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.
 

4. Lời khuyên để thai kỳ được khỏe mạnh hơn

Nếu đang gặp vấn đề với chứng ợ nóng, thì có thể sản phụ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Nhiều phụ nữ thấy rằng ăn năm hoặc sáu bữa nhỏ mỗi ngày sẽ làm giảm được triệu chứng ợ nóng mà họ gặp phải. Chứng ợ nóng cũng có thể được giảm bằng cách bỏ qua đồ ăn vặt và bữa ăn vào đêm khuya.

Sản phụ có thể áp dụng chế độ sinh hoạt dưới đây để ngăn ngừa thiếu máu và giúp bé phát triển khỏe mạnh:

  • Ăn những thực phẩm giàu sắt như các loại rau xanh như cải bó xôi, các loại cá như cá hồi, cá mòi, thịt gia cầm và thịt đỏ.
  • Duy trì sử dụng những viên uống bổ sung sắt và axit folic theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chất sắt rất quan trọng bởi vì đây là “vũ khí” giúp mẹ chống lại thiếu máu và các triệu chứng khác khi mang thai. Còn axit folic thì giúp mẹ hình thành các tế bào hồng cầu.
  • Ăn những thực phẩm giàu vitamin C. Bởi đơn giản vitamin C giúp cơ thể mẹ hấp thụ sắt tốt hơn.
  • Ăn những thực phẩm giàu vitamin B bao gồm folate (thường có trong những loại rau lá xanh, đậu và ngũ cốc), và B12 (có trong sữa), những chất này cũng hỗ trợ việc hình thành các tế bào hồng cầu.
  • Đồng thời tập thể dục đều đặn cũng là một thói quen lành mạnh khi mang thai. Tập thể dục giúp sản phụ giảm nguy cơ bị tiểu đường. Nhưng hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử tập bất cứ bài tập nào.

3 tháng giữa thai kỳ là thời kỳ phát triển mạnh của thai nhi. Thai phụ cần:

  • Tầm soát dị tật thai nhi toàn diện bằng kỹ thuật siêu âm 5D vượt trội.
  • Tầm soát tiểu đường thai kỳ, tránh gây ra nhiều biến chướng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Kiểm soát cân nặng của mẹ hợp lý để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
  • Hiểu rõ dấu hiệu dọa sinh sớm (đặc biệt ở những người mang đa thai hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non) để được điều trị giữ thai kịp thời.
Hệ thống Phòng Khám 936 Trương Định
Đồng hành cùng mẹ - Sẵn sàng đón bé
Địa chỉ: 936 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội
☎️Hotline : 090.813.4884 - 0243.864.6502

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây