SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TUẦN 27

Tuần thứ hai mươi bảy của thai kì đánh dấu hai tuần cuối của quý thứ hai, đây là cột mốc lớn cho cả mẹ và bé, và sự bắt đầu của giai đoạn cuối của thai kì.

1. Thai nhi 27 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Ở tuần 27 của thai kỳ, em bé của bạn hiện đang lớn bằng một bông cải trắng. Trung bình, bé nặng tầm 1 kg và dài khoảng 36,6 cm. Do tốc độ tăng trưởng nhanh, đầu bé phát triển nặng hơn theo thời gian, cùng với tác động của trọng lực, hướng không gian của em bé sẽ bị thay đổi.

Mắt của em bé đang trong quá trình phát triển và võng mạc đang hình thành. Bé đang định hình các kiểu thức và ngủ riêng của mình, vì vậy mẹ có thể nhận thấy rằng bé đang hoạt động theo một lịch trình, một kiểu mẫu, bao gồm lúc bé thức và hoạt động cũng như lúc bé đang ngủ và yên tĩnh hơn

Não của bé tiếp tục hình thành và phát triển, mặc dù chưa có bằng chứng xác thực, các chuyên gia cho rằng lúc này bé có thể nằm mơ. Mẹ hãy lưu ý rằng bé phản ứng rất mạnh với âm thanh và thay đổi nhiệt độ từ môi trường.

Khi bé lớn hơn, bé sẽ có phản ứng với những cảm giác bất đồng. Bé có thể năng động hơn khi mẹ đang đi bộ trên đường, bé có thể nghe âm thanh từ các phương tiện giao thông, và cũng có những giai điệu hoặc bài hát làm bạn nhỏ của chúng ta phấn khích.

2. Cơ thể của mẹ trong tuần 27 của thai kỳ

Bên cạnh cảm giác thèm ăn ngày càng tăng, mẹ có thể sẽ bị ợ nóng

Bên cạnh cảm giác thèm ăn ngày càng tăng, mẹ cũng có thể bị ợ nóng. Hãy ăn thức ăn nhẹ và ít cay để ngăn ngừa chứng ợ nóng. Nếu chứng ợ nóng khi mang thai nghiêm trọng đến mức khiến mẹ khó ngủ hoặc ăn uống, hãy nói chuyện với bác sĩ về các biện pháp sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng.

Việc được nghỉ ngơi đầy đủ rất quan trọng với mẹ ở tuần thai thứ hai mươi bảy và về sau nữa. Quá sức có thể khiến mẹ vô cùng mệt mỏi, thậm chí là mất ý thức, ngất và tăng huyết áp. Mẹ cũng nên lưu ý tránh nóng quá mức. Tắm nước ấm có thể giúp mẹ thư giãn, nhưng không nên để quá nóng, nhiệt độ quá cao khiến huyết áp của mẹ tăng đột biến, gây chảy máu mũi hoặc mệt mỏi.

3. Vòng bụng tuần 27 trong thai kỳ

Mẹ hãy chú ý chăm sóc da nhiều hơn khi bụng càng ngày càng lớn. Mẹ có thể dưỡng da bằng sữa dưỡng hoặc dầu ô liu để tăng độ đàn hồi cho da và ngăn vết rạn. Vết rạn là chuyện thường khi mẹ mang thai, nhưng mẹ có thể khiến chúng nhỏ và mờ hơn khi cấp ẩm đầy đủ. Da được dưỡng ẩm đầy đủ sẽ co giãn tối hơn và khó nứt hơn.

Rốn của mẹ bị đẩy lồi ra hẳn, thậm chí còn hiện ra dưới lớp quần áo. Mẹ có thể nhận thấy một đường thẳng tối màu dọc bụng mẹ, đường tăng sắc tố này phổ biến và bình thường, cũng không có bất kỳ tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé.

4. Những triệu chứng của tuần thai 27

Sự thèm ăn ngày càng tăng khi mẹ bước vào quý thứ ba. Điều quan trọng hơn tất cả là mẹ chỉ nên lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh và tránh xa đồ ngọt, mỡ và carbonhydrate.

Tránh ăn đồ ăn vặt, cũng như thức ăn quá cay hoặc quá mặn. Cả mẹ và bé đều rất dễ tăng cân từ thời điểm này trở đi, vậy nên mẹ hãy cố đừng tăng nhiều cân hơn mức khuyến cáo.

Khó thở và đau ngực là những triệu chứng thường thấy vào tuần thai 27, nhưng mẹ hãy khám ngay nếu cơn đau trở nặng hoặc khiến mẹ khó chịu. Phù mặt, tay, cổ, cổ chân và chân hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ gặp khó khăn khi mặc quần áo hoặc nhét chân vào giày do phù, hãy thông báo cho bác sĩ ngay. Thai phụ càng được nghỉ ngơi nhiều càng đỡ triệu chứng phù.
 

5. Siêu âm tuần thai 27

Suốt tuần thai 27, mẹ sẽ không làm siêu âm nếu không có vấn đề nào cần kiểm tra. Nhưng trong những trường hợp sau, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm cho mẹ:

  • Bé nấc quá mức bình thường
  • Thai nhi ít hoặc thiếu cử động
  • Bé hoạt động quá nhiều hoặc đạp liên tục trong nhiều giờ
  • Sưng nề bất thường hoặc có triệu chứng của tiền sản giật
  • Bất kì các triệu chứng hoặc vấn đề sức khỏe đặc thù do bệnh sử của mẹ

Trong thời gian này, mẹ hãy cố tìm hiểu càng nhiều thông tin về trẻ sơ sinh, vì sau khi sinh việc vừa tìm hiểu vừa làm sẽ khó khăn hơn nhiều. Nếu hiện tại hoàn cảnh sống của mẹ quá áp lực, mẹ hãy tham vấn ý kiến chuyên gia về phương pháp kiểm soát các tình huống căng thẳng và cách phản ứng với nó.

6. Những điều bà mẹ mang thai cần được bác sĩ giải đáp

Phòng khám 936 Trương Định là địa chỉ uy tín thai dõi thai kỳ được nhiều mẹ bầu tin tưởng

Mẹ hãy chắc chắn mình nắm vững những điều bác sĩ dặn dò sau đây:

  • Phù và chuột rút như thế nào là bình thường, như thế nào là dấu hiệu cảnh báo. Tuỳ vào tình trạng của từng thai phụ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ cách theo dõi các triệu chứng và cách phân biệt chúng mới những dấu hiệu nguy hiểm.
  • Cách giảm đau lưng. Bé càng lớn, mẹ càng cảm thấy khó chịu hơn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách giảm đau và để mẹ thấy thoải mái hơn.
  • Điều trị trĩ. Trĩ là triệu chứng thường gặp trong thai kỳ, nhưng có thể diễn tiến đau và khó chịu vô cùng. Mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc an toàn và các phương pháp điều trị khác để giảm cảm giác ngứa và nóng rát.
Hệ thống Phòng Khám 936 Trương Định
Đồng hành cùng mẹ - Sẵn sàng đón bé
Địa chỉ: 936 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội
☎️Hotline : 090.813.4884 - 0243.864.6502

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây