SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TUẦN 19

Ở tuần thứ 19 sau khi thụ thai, thai nhi đã phát triển chậm lại so với các tuần trước. Tại tuần này, do nước ối bao quanh và bảo vệ thai nhi có thể gây kích ứng cho làn da mỏng manh của bé. Đó là lý do tại sao cơ thể của em bé bây giờ được phủ một chất trắng, sáp gọi là vernix caseosa hay còn gọi là chất gây.

1. Thai nhi 19 tuần cân nặng bao nhiêu?

Sự phát triển của thai nhi 19 tuần có chiều dài khoảng 9.4 inch (24 cm) và nặng khoảng 9.5 ounce (272 g). Mẹ có thể cảm thấy những cử động đầu tiên của bé, điều này thường xảy ra trong khoảng từ tuần 18 đến 20. Những cử đầu tiên này diễn ra nhanh chóng, phần lớn bà bầu cảm thấy thai máy giống như có sủi bọt bên trong bụng vậy, đôi khi nhẹ nhàng như vòi nước chảy. Đôi khi em bé đạp/đá nhẹ vào thành bụng và nếu bạn hoặc người khác chạm tay vào thì có thể cảm nhận được một cách gián tiếp. Sau này, sản phụ sẽ cảm thấy thai nhi đá, đấm và có thể là nấc ở trong bụng, đây là những dấu hiệu thai nhi phát triển tốt 3 tháng giữa.

Mỗi bé có các kiểu vận động khác nhau nhưng nếu sản phụ lo lắng hoặc nếu thấy cử động giảm tần suất hoặc cường độ thì hãy đến cơ sở y tế để khám sớm.

Thai nhi đấm, đá và có thể là nấc ở trong bụng là những dấu hiệu thai nhi phát triển tốt 3 tháng giữa

2. Thay đổi của bà mẹ ở tuần 19

  • Cơ thể của sản phụ lúc này đang tích cực sản xuất thêm máu.
  • Hệ thống tuần hoàn của sản phụ mở rộng và duy trì áp huyết thấp hơn bình thường. Vì lý do đó, sản phụ đôi lúc bị xây xẩm, nôn nao, cảm giác muốn ói, có khi bị ngất nếu sản phụ đang nằm hay ngồi mà đứng lên quá nhanh.
  • Vào khoảng tuần 19 của thai kỳ, sản phụ có thể bị nghẹt mũi, chảy máu cam, nhức đầu, do lượng máu lưu chuyển nhiều hơn. Sản phụ cũng có thể bị sưng đau hay chảy máu lợi răng.
  • Ở tuần thứ 19 của thai kỳ, dung tích phổi của sản phụ cũng tăng thêm, nhịp thở sản phụ có thể nhanh hơn và Mẹ có lúc thấy hụt hơi.
  • Bầu vú của sản phụ cũng to ra vào tuần thứ 19 của thai kỳ do các tuyến sữa tăng lên và lưu lượng máu tăng theo.

3. Điều gì đang xảy ra với thai nhi?

Thai nhi sẽ tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự phát triển chi tiết ở bên trong cơ thể của thai nhi. Ví dụ, thận bắt đầu tạo ra nước tiểu và tóc bắt đầu mọc trên da đầu của thai nhi. Ngoài ra, các phần của bộ não chịu trách nhiệm cho các giác quan cũng đang biệt hóa. Nếu thai nhi là trẻ gái thì thai nhi đã có 6 triệu trứng hình thành trong buồng trứng.

4. Sản phụ nên có kế hoạch gì cho tuần này?

Sản phụ có thể đã quen với việc sử dụng các loại thảo mộc như phương pháp điều trị tự nhiên. Tuy nhiên, hiện tại đang mang thai, do đó điều quan trọng là phải cẩn thận về loại thảo dược sẽ sử dụng. Các chuyên gia khuyên sản phụ không nên sử dụng bất kỳ phương thuốc thảo dược nào mà không được sự đồng ý của bác sĩ sản khoa. Nhiều loại thảo mộc bình thường có thể sử dụng hoàn toàn vô hại, tuy nhiên, khi có thai, thì những thảo mộc này có thể kích thích cơ tử cung dẫn đến sảy thai.

5. Lời khuyên để thai kỳ tốt hơn

Nhiều bà bầu bị chóng mặt: Chóng mặt khi mang thai thường do hạ huyết áp hoặc huyết áp thấp. Khi sản phụ nằm xuống, buồng tử cung sẽ gây áp lực lên động mạch chủ và tĩnh mạch chủ, các mạch máu lớn trong cơ thể. Áp lực đè nén lên các mạch máu chính dẫn đến hiện tượng gọi là hạ huyết áp. Hạ huyết áp có thể được giảm bớt bằng cách ngủ nghiêng thay vì nằm ngửa. Hạ huyết áp tư thế xảy ra khi sản phụ đột ngột từ tư thế ngồi, ngồi xổm hoặc quỳ rồi đứng dậy. Trọng lực khiến huyết áp của sản phụ giảm, dẫn đến sản phụ cảm thấy chóng mặt; điều này có thể tránh được bằng cách ngồi dậy từ từ.

Tập luyện nhẹ nhàng: Tiếp tục duy trì một thực đơn cân bằng và đầy đủ dưỡng chất là điều mà các mẹ nên lưu ý trong mỗi tuần. Hơn nữa, những bài tập thể dục nhẹ nhàng cũng giúp lưu thông đường huyết, cũng như hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ và cơ thể của con yêu. Đừng quên kết hợp một vài bài tập nhẹ nhàng giúp tinh thần thêm sảng khoái, mang tới những cảm giác tích cực cho hành trình lớn khôn của bé trong bụng mẹ.

Trò chuyện cùng bé: Lúc này các giác quan của bé đã nhạy hơn trước, những động tác xoa bụng trông có vẻ đơn giản nhưng sẽ giúp kích thích bé làm quen với mẹ từ sớm. Khi thính giác của thai nhi phát triển, đừng quên tiếp tục trò chuyện và động viên chồng và những người thân cùng tham gia chơi đùa với bé. Điều này sẽ hình thành một kết nối gia đình vững chắc trước khi bé chào đời.

Trò truyện và những người thân cùng tham gia chơi đùa với bé sẽ hình thành một kết nối gia đình vững chắc trước khi bé chào đời

Cảm giác mệt mỏi: Ở giai đoạn này sản phụ có thể cảm thấy căng thẳng một chút. Mặc dù đây chưa phải là những ngày cuối của thai kỳ, các bà bầu, đặc biệt là những người đang đi làm, cần chuẩn bị trước cho ngày bé yêu chào đời. Chẳng ai có thể dự đoán được thời khắc của sự kiện trọng đại đó, trừ bé yêu của bạn. Nhiều ông bố bà mẹ tương lai cứ nghĩ mình còn nhiều thời gian, hóa ra không phải. Vì thế, các bà mẹ cần lên kế hoạch sớm, tránh lâm vào cảnh bị động ở những giây phút cuối.

Một số bà mẹ đã có con có thể cảm thấy khó chia sẻ tình cảm với bé thứ hai sắp ra đời. Đây là một tâm lý rất tự nhiên và có thể được giải tỏa giữa các mẹ thông qua tâm sự, chuyện trò với nhau. Bạn hãy yên tâm, bởi vì các bé có một khả năng tuyệt vời là làm cho bố mẹ yêu mình!

Thai nhi tuần 19 là ở 3 tháng giữa thai kỳ, đây là thời kỳ phát triển mạnh của thai nhi. Thai phụ cần:

  • Tầm soát dị tật thai nhi toàn diện bằng kỹ thuật siêu âm 5D vượt trội.
  • Tầm soát tiểu đường thai kỳ, tránh gây ra nhiều biến chướng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Kiểm soát cân nặng của mẹ hợp lý để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
  • Hiểu rõ dấu hiệu dọa sinh sớm (đặc biệt ở những người mang đa thai hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non) để được điều trị giữ thai kịp thời.

Hệ thống Phòng Khám 936 Trương Định
Đồng hành cùng mẹ - Sẵn sàng đón bé
Địa chỉ: 936 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội
☎️Hotline : 090.813.4884 - 0243.864.6502

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây